Con cái Antiochos X Eusebes

Chính trị gia người La Mã Cicero đã viết về hai người con trai của Antiochos X và Cleopatra Selene đã đến thăm Roma lúc bấy giờ (giữa 75 và 73 TCN). Một trong số họ được cũng mang tên Antiochos.[56] Ngoài hai người con trai kia ra thì nhà vua cũng có thể đã có một cô con gái với vợ mình.[57] Dựa trên tư liệu ghi chép của nhà sử học thế kỷ thứ nhất Plutarchus thì vua Armenia, Tigranes II, người đã giết chết Cleopatra Selene vào năm 69 TCN, "đã đồ sát hậu nhân của Seleukos và [mang theo] thê tử và con gái của họ bỏ vào lao ngục".[57] Tuyên bố này cho phép chúng ta khẳng định rằng Antiochos X có ít nhất một con gái với vợ mình.[58]

  • Antiochus XIII: được đề cập bởi Cicero.[59] Ngoại hiệu của ông khiến người ta phải đặt câu hỏi liệu Antiochos X có bao nhiêu con trai với cái tên như thế.[60] Khi Antiochos XIII phát hành tiền dưới tư cách là người cai trị duy nhất, ông đã sử dụng ngoại hiệu Philadelphos ("người yêu thương anh em trai [của mình]"), nhưng trên đồng tiền đúc chân dung kép cho thấy Cleopatra Selene là nhiếp chính cùng với một người con tên là Antiochos sử dụng ngoại hiệu Philometor ("người yêu thương mẹ [của mình]").[60] Nhà sử học Kay Ehling (de) đồng ý với quan điểm của Bouché-Leclercq và cho rằng hai người con trai, cả hai đều tên mang tên giống nhau, là kết quả từ cuộc hôn nhân của Antiochos X và Cleopatra Selene.[60] Cicero mặt khác có đề cập đến vị hoàng tử thứ hai nhưng không nói tên gì, chứng tỏ rằng Antiochos chỉ là tên của một vị hoàng tử duy nhất.[56] Lý thuyết của Ehling là có thể nhưng chỉ khi "Antiochus Philometor" mới là hoàng tử được Cicero đề cập đến và người anh trai, người vốn có một tên khác, đã cũng đã lấy tên Antiochos để giống những người tiền nhiệm kèm với ngoại hiệu Philadelphos khi ông nối ngôi sau khi Antiochos Philometor mất.[59] Theo quan điểm của nhà sử học Adrian Dumitru, một kịch bản như vậy rất phức tạp; nhiều khả năng, Antiochos XIII mang hai ngoại hiệu khác nhau, Philadelphos và Philometor.[59] Một số nhà cổ tệ học, chẳng hạn như Oliver D. Hoover (en), Catharine Lorber và Arthur Houghton đều đồng ý rằng cả hai ngoại hiệu trên đều là của Antiochos XIII.[61]
  • Seleukos VII: nhà cổ tệ học Brian Kritt đã giải mã và giới thiệu một đồng xu kép mới được phát hiện mang chân dung của Cleopatra Selene và một người đồng cai trị vào năm 2002.[62][63] Kritt đã giải mã và cho ra cái tên Seleukos Philometor và cho rằng người này chính là vị hoàng tử khuyết danh được Cicero nhắc tới.[64] Kritt đã đặt cho vị vua mới được phát hiện với tên hiệu là Seleukos VII.[65] Một vài học giả bao gồm Lloyd Llewellyn Jones và Michael Roy Burgess (de), đều đồng ý quan điểm của Kritt,[66][67] nhưng Hoover đã không chấp nhận bản giải mã Kritt vì cho rằng đồng xu bị hư hỏng nặng và một số chữ cái không thể giải mã được. Hoover giả định khác với một vị vua Antiochos, người mà ông xác nhận là cùng một người như Antiochos XIII.[63]
  • Seleukos Kybiosaktes: vị hoàng tử không rõ danh tính được Cicero đề cập không xuất hiện trong ghi chép cổ đại khác.[68] Seleukos Kybiosaktes – một người đàn ông xuất hiện k. 58 TCN ở Ai Cập với tư cách là chồng của nữ hoàng Berenice IV – được các học giả ngày nay xác định là vị hoàng tử khuyết danh.[ghi chú 7][70] Theo nhà sử gia thế kỷ I TCN Strabo, Kybiosaktes thực chất mạo danh nguồn gốc vương tộc Seleukos.[68] Kritt thì cho rằng việc xác định Seleukos VII với Seleukos Kybiosaktes là hợp lý.[65]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Antiochos X Eusebes http://guberman.blogspot.com/2009/09/greeceseleuci... http://www.instonebrewer.com/TyndaleSites/Egypt/pt... http://www.instonebrewer.com/TyndaleSites/Egypt/pt... http://www.instonebrewer.com/TyndaleSites/Egypt/pt... http://www.instonebrewer.com/TyndaleSites/Egypt/pt... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.iranicaonline.org/articles/antiochus-1-... //www.worldcat.org/issn/0003-8105 //www.worldcat.org/issn/0018-2311